Quản trị, quản lý, chiến lược, đổi mới sáng tạo. Giải pháp phát triển bền vững.

(Trích từ công trình nghiên cứu thực tiễn chiến lược phát triển, quản trị, huấn luyện đa ngành, 20 năm qua của VTOC. Hỗ trợ chi phí bởi Thiết kế, sửa chữa, xây dựng Cát Xanh. Vật liệu xây dựng VTOC.

Quản trị, quản lý vốn là cái ít được quan tâm đối doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị ở các nước đang phát triển. Thường thì tại các nước phát triển mạnh như Mỹ, Âu, Nhật, Hàn.. sẽ có những tập đoàn, công ty có kinh nghiệm quản trị tốt hơn tại các nước đang phát triển.  Và dịch vụ tư vấn về quản trị, quản lý tại các nền kinh tế lớn rất phát triển, vì họ hiểu rằng đó là một thành phần rất quan trọng. Có câu chuyện khi tôi làm cho một văn phòng đại diện của tập đoàn Mỹ, một hôm, một anh chủ tập đoàn lớn Việt nam đến thăm và nói rằng: “Em nói “họ” dời về tòa nhà của anh mà “làm”, tập đoàn lớn gì mà chỉ có cái văn phòng 25 m2, lèo tèo 2 nhân viên vậy, ô tô cũng chẳng có, bán hàng gì mà chẳng có “chạy chọt”, “quà cáp” gì to lớn cả”. Nhưng anh không biết rằng, với “họ”, sức mạnh mềm của họ khủng khiếp ra sao. Nhờ hệ thống quản trị của họ mà chỉ có 2 nhân viên lèo tèo, mà thắng các đối thủ rất to lớn, quan hệ chính trị, đậm văn hóa “Việt”, đã chiếm lĩnh thị trường trước đó. Và hiệu quả hơn vài trăm nhân viên của một số tổng công ty. Trong khi chủ tập đoàn, mấy năm trời, chưa bước qua Việt Nam. Hoàn toàn quản trị, quản lý từ xa mà không có một gian dối nào. Và họ tồn tại gần 400 năm và vẫn đang phát triển từ quốc gia này sang quốc gia khác, còn tập đoàn anh thì nay đã tản mát cả dù chưa quá 30 năm.

Và theo thống kê thì 99% các doanh nghiệp Việt Nam thất bại, hoặc cứ phải khổ sở điều hành, đều là do thiếu kinh nghiệm quản trị, quản lý,… chứ không phải là do thiếu vốn, thiếu đầu ra, hay các lý do thường xảy ra là do khủng hoảng này nọ. Vì các lý do mà mọi người thường nghĩ đó, nó là những điều thời nào cũng có, là một phần rất cơ bản của nền kinh tế. Và nó hoàn toàn có thể phòng ngừa và khắc phục bởi hệ thống chiến lược, hệ thống quản trị, hệ thống quản lý, hệ thống đổi mới sáng tạo…

 

Định nghĩa về Quản lý

Quản lý được định nghĩa là tập hợp các hành động quản lý của con người đối với các công việc, các hoạt động bao quát của các tài sản, các đầu tư, vận hành, của họ nhằm đạt được mục tiêu chung bằng cách vừa sử dụng và vừa phát triển các nguồn lực của tổ chức. Nó tạo ra một môi trường mà theo đó những người quản lý và cấp dưới, có thể làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Cấp quản lý sẽ sử dụng các kỹ năng và tài năng của họ để điều hành các hệ thống riêng lẻ, và gắn với hệ thống hoàn chỉnh của tổ chức. Nó là một hoạt động, một chức năng, một quá trình, một kỷ luật và nhiều hơn thế nữa. Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, thúc đẩy, kiểm soát, phối hợp và ra quyết định là những hoạt động chính được thực hiện bởi quản lý. Hệ thống quản lý tập hợp các thành phần chính của tổ chức như là: Con người (Men), Vật chất (Material), Máy móc (Machines), Phương pháp (Methods) và Tiền bạc tài chính (Money), Sự đổi mới (Innovations). Nó bao gồm các hoạt động định hướng kết quả, tập trung vào việc đạt được đầu ra, các mục tiêu mong muốn.

Định nghĩa về Quản trị:

Quản trị là một hệ thống quản trị, hệ thống quản lý, bao gồm các quy trình, quy định, chính sách, các công cụ, và cách thức, …. trong kinh doanh/ hoạt động của tổ chức/bộ máy doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, một tổ chức kinh doanh, một tổ chức giáo dục, chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức nào. Chức năng chính của quản trị là hình thành các cách thức và công cụ quản trị, nhất là quản trị rủi ro mang tính hệ thống, mang tính chiến lược. Cùng quản trị các kế hoạch ở tầm cao, chính sách và thủ tục, thiết lập các mục tiêu và các nguyên tắc tổng thể, các định hướng mang tính chiến lược, thực thi các quy tắc và quy định, v.v.

Quản trị đặt ra khuôn khổ cơ bản của một tổ chức, trong đó quản lý các chức năng và rủi ro của tổ chức. Nó là một thuật ngữ rộng hơn vì nó liên quan đến các chức năng dự báo, lập kế hoạch, tổ chức và ra quyết định ở cấp cao nhất của doanh nghiệp. Quản trị đại diện cho lớp trên cùng của hệ thống phân cấp quản lý của tổ chức. Chính quyền cấp cao nhất này là chủ sở hữu hoặc đối tác kinh doanh đầu tư vốn của họ để bắt đầu kinh doanh. Họ nhận được lợi nhuận của họ dưới dạng lợi nhuận hoặc cổ tức.

Vtoc Strategy
Tư vấn chiến lược, hệ thống quản trị, quản lý, đổi mới, tái cấu trúc, huấn luyện luôn cần với mọi doanh nghiệp. Trung tâm tư vấn chiến lược, quản trị, huấn luyện RamBon luôn có cách đi khác biệt, mới mẻ trên thị trường.

Khó khăn thời nào cũng có, vấn đề là thay đổi tư duy.

Và có một sự thật khi trải qua khủng hoảng kinh tế, hoặc dịch bệnh thì hầu hết những công ty siêu nhỏ, nhỏ, công ty do một người làm chủ, hoặc hoạt động theo “cảm tính” không hoạt động theo hệ thống quản trị, quản lý thường dễ bị tổn thương nhất. Như đã nói ở phần mở đầu, thì năm nào, thời nào cũng có những khó khăn của nó.

Có nhiều doanh nhân hay tự cho mình suy nghĩ chủ quan, khi nghĩ rằng làm ăn, hay đầu tư, mở ra một điều gì đó. Tự mình đầu tư và phát triển, hoặc sử dụng những người thân mà mình cho là tin tưởng nhất để cùng làm, mà đôi khi người mà mình tin tưởng ấy, không có năng lực phù hợp với mô hình ấy, nếu không thể nói là chưa đủ năng lực, khả năng, tố chất phù hợp. Và thậm chí cho dù là người thân có năng lực và niềm tin, thì vẫn có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề. Ví dụ như chúng ta đã thấy nhiều cặp vợ chồng làm ăn chung với nhau, nhưng rồi tan vỡ, thậm chí có những vụ báo chí phải đưa tin rầm rộ. Hoặc có những tổ chức vẫn được tổ chức bài bản, có hệ thống quản trị, quản lý, nhân sự  tuyển dụng và huấn luyện thường xuyên, và đã trải qua sự phát triển rất tốt. Nhưng vấn đề lại là thiếu các chiến lược sắc bén, thiếu đổi mới sáng tạo, hệ thống quản trị, quản lý, huấn luyện và phát triển nhân sự đã lỗi thời, hoặc chưa bộc lộ ra các yếu điểm của nó. Hoặc là chọn các đơn vị tư vấn thiếu năng lực thực sự, chuyên gia nặng về tính bằng cấp, hoặc nặng về tính tham khảo ở các tập đoàn công ty nhà nước, hoặc tư nhân nhưng lại liên quan rất lớn đến… Và cái thành công trước đó của tổ chức này, là đang quá trình “đốt cháy của người sáng lập” tăng trưởng tốt, may mắn, dù hệ thống quản trị, quản lý… có chưa được tốt đi nữa. Nhưng rõ ràng là các trường hợp thế này rất ít, và chúng ta nhìn thấy rõ, Việt Nam rất ít các tập đoàn, công ty có tuổi đời quá 100 năm. Dù to lớn cỡ nào thì cũng sẽ dần dần thoái trào và cuối cùng là mất luôn. Và theo khảo sát nhỏ của Kinh Tế An Ninh thì có chưa tới 2% số lượng doanh nhân có khả năng bền vững, hoặc sống thật sự không quá khổ cực vì phải suốt ngày đau đầu về tổ chức của mình. Và có nhiều người nghĩ thôi không làm nữa, bán hết, dẹp đi để nghỉ ngơi, vui chơi, đi đây đi đó. Nhưng đó lại là một tư duy cũ nữa, vì nó lại càng làm cho cái đầu của mình thêm chán nản, các buổi vui chỉ là thoáng qua. Đó là lý do ở các nước phát triển, dù 90 tuổi, thì họ vẫn làm việc, họ chỉ lui về làm cố vấn, và bên cạnh họ luôn có những đơn vị tư vấn giúp họ giám sát, quản trị, và điều hành là họ thuê CEO, hoặc công ty quản lý. Và tổ chứ của họ vẫn truyền từ đời này qua đời khác. Và tôi may mắn được biết, được làm việc, được huấn luyện, phát triển trong các môi trường có lịch sử vài trăm năm đó.

Và có nhiều công ty gia đình,vợ chồng, anh chị em cùng làm chủ (rất phổ biến tại Việt nam), dù ngay cả khi có người chồng là một nhà nghiên cứu mạnh về chiến lược, tổ chức doanh nghiệp, quản trị, rủi ro.. Nhưng không thể nào khiến cho người vợ của mình nghe theo được. Thậm chí thấy rõ tổ chức sẽ gặp vấn đề, nhưng vẫn không thể thuyết phục người vợ áp dụng cách làm chuyên nghiệp theo chiến lược, hệ thống quản trị, quản lý, đào tạo phát triển nhân lực, đổi mới sáng tạo được. Và hậu quả là rơi vào cảnh rất khó khăn khi gặp phải các vấn đề “Thời nào cũng có”. Và càng buồn hơn khi dù đã xảy ra rồi, thì vẫn chưa chịu hiểu là do thiếu sự tổ chức bài bản, thiếu chiến lược sắc bén, thiếu cách làm chuyên nghiệp theo hệ thống quản trị, quản lý, thiếu áp dụng hệ thống quản trị rủi ro… Mà chỉ đơn giản mãi bảo thủ theo các lý do “Thời nào cũng có”,  và nếu không nhờ cách sống đạo đức nền tảng gia đình, thì có khi sẽ tan nát cả.

Tu Van Chien Luoc, Quan Tri
Trung tâm chiến lược, quản trị, đổi mới sáng tạo RamBon luôn có cách phân tích, tư vấn khác biệt, hiệu quả.

Và trong các quyết định về đầu tư, quá trình điều hành, phát triển hoàn toàn, rất nhiều doanh nhân thường tự mình quyết định hoặc xử lý theo “cảm tính”. Coi nhẹ việc xây dựng và vận hành theo hệ thống quản trị, quản lý. Và khi may mắn thu được lợi nhuận, tích trữ được các tài sản thì càng tự tin hơn vào cách làm “cảm tính” ấy. Thậm chí trong quá trình nghiên cứu, tư vấn quản trị, quản lý, đổi mới sáng tạo, huấn luyện nhân sự, tôi gặp nhiều doanh nhân nói: “Cần gì phải tốn tiền thuê tư vấn, cần gì phải làm theo hệ thống quản trị lằng nhằng ..” hoặc nghĩ rằng “ Lo đi kiếm tiền, ở đó mà tư vấn, hệ thống, huấn luyện này nọ..”.  Thậm chí khi khủng hoảng xảy ra rồi, vẫn còn chưa nhận ra, vẫn còn đổ thừa cho các lý do “vốn thời nào cũng có”… Hoặc có những doanh nghiệp may mắn hơn chút, dù vẫn thu nhập tốt, nhưng lại đang rất vất vả chật vật mỗi ngày để để điều hành cái “hệ thống” của mình, và luôn có vấn đề xảy ra.

Khủng hoảng kinh tế thời nào cũng có, và nó xoay quanh các vấn đề như là chiến tranh, biến đổi khí hậu thiên tai bão lũ, cháy rừng, dịch bệnh, …Rồi cả vấn đề hay gặp trong cuộc sống như là người này lừa người kia, tranh chấp, sai lầm chiến lược này nọ …Và chính vì thế, cũng như trong kinh tế ngày nay, đòi hỏi những người làm ăn phải nhận ra cần phải đầu tư và làm ăn một cách chuyên nghiệp.  Nên có tư vấn, hoặc người đồng hành trong vấn đề quản trị, quản lý, huấn luyện đào tạo nhân sự, đổi mới và cả quản trị rủi ro từ gốc vấn đề, ghĩa là khi mình đang làm ăn tốt đẹp, thì phải nghĩ là có rất nhiều vấn đề mà bản thân mình không thể biết trước được. Thậm chí chỉ với một cái đầu, một đôi mắt, hai cái tai của mình, không thể hiểu, hay nhận ra, và nghe đủ, phân tích đủ được. Cần phải có “hơn một cái đầu ngoài chính mình”. Mà là phải khác với những người xung quanh mình, vì những người quanh mình, họ cũng đã quen với kiểu của mình rồi. Khi có được chuyên gia năng lực thực đống hành với mình thì mọi quyết định, điều hành doanh nghiệp của mình. Đều phải đòi hỏi phải dựa trên “tham vấn chuyên gia”, và trong điều hành tổ chức của mình, theo các hệ thống quản trị, quản lý, đổi mới sáng tạo, nguyên tắc chung ấy.

Back Lit Business People Discussion Cityscape Meeting Concept
Tổ chức hiệu quả là luôn có hệ thống quản trị, quản lý.. và xây dựng được hội đồng quản trị chuyên nghiệp, có năng lực, tư duy, và kiến thức khác biệt, đổi mới sáng tạo.

Chưa nói đến một tổ chức dù nhỏ hay lớn, đều rất cần một hội đồng quản trị thực sự có năng lực, luôn họp hành, bàn bạc với nhau, tranh luận với nhau, lắng nghe những ý kiến trái chiều, phản biện, để đi đến thống nhất, một cách thường xuyên. Mọi quyết định dù có quyết đoán, mạnh mẽ tới đâu cũng phải dựa trên những kinh nghiệm, thông tin đa chiều, có phân tích và căn cơ nội lực, năng lực… của mình.

Và xét về kinh nghiệm quản lý hay quản trị thì không phải cứ một người học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về quản trị là có thể làm quản trị tốt. Hay tự mở cho mình một công ty và điều hành nó 10 năm, là có thể nói mình là rành quản trị, quản lý, chiến lược, nó chỉ là phần rất cơ bản mà thôi. Để có thể có năng lực tư vấn quản trị, quản lý, đổi mới sáng tạo, huấn luyện. Chúng tôi đòi hỏi các chuyên gia đã trải qua quá trình nghiên cứu chuyên sâu một cách thực tiễn, phải khác biệt (chứ không chỉ đi học sưu tầm bằng cấp, chứng chỉ, khóa náy khóa nọ, cóp nhặt, sưu tầm các kiến thức trong và ngoài nước). Và phải đã từng phát triển qua các vị trí tại các tập đoàn đa ngành hàng đầu thế giới, môi trường chuyên nghiệp, có lịch sử, kết hợp kinh nghiệm, hiểu biết địa phương. Hiện tại vẫn đang quản trị các tổ chức đa ngành của mình (>12 năm, > 300 tỉ, tạo được hàng trăm lao động), ứng dụng những năng lực, kinh nghiệm quản trị, nghiên cứu khác biệt của mình. Và hơn thế nữa phải có năng lực sáng tạo khác biệt và dự báo tương lai, quản trị rủi ro. Có tư duy tốt và được thẩm định, hướng dẫn, huấn luyện theo chuẩn của Trung tâm chiến lược, quản trị, huấn luyện RamBon (VTOC).

Trung tâm chiến lược, quản trị, huấn luyện RamBon (ISAI), sẵn sàng trợ giúp các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam, kể cả các startup, cá nhân muốn đầu tư làm gì đó. Chúng tôi biết rõ các đơn vị tư vấn ở Âu, Mỹ chi phí tư vấn rất lớn, đôi khi một hợp đồng vài tỉ cho tới vài chục tỉ. Sẽ khó để doanh nghiệp Việt tiếp cận, do đó chúng tôi thực hiện chương trình này, để mong đóng góp, chia sẻ. Mục tiêu là tạo nên một cộng đồng doanh nghiệp chuyên nghiệp, cạnh tranh với các công ty toàn cầu. Chúng tôi sẵn sàng hoán đổi phí tư vấn chiến lược, quản trị, quản lý, tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo, huấn luyện, hỗ trợ pháp lý, truyền thông, xúc tiến thương mại đầu tư,.. thành cổ phần của công ty anh chị em, vừa giúp anh chị em đang gặp khó khăn, lại vừa an tâm vì có chúng tôi ở đó đồng hành.

Qúy khách cần tìm hiểu thêm về các dịch vụ trên, đừng ngần ngại liên hệ: 090.2333.009.

Bài viết sau sẽ nói về giải pháp đi kèm: Ai cũng nói “Nhân sự” là quan trọng nhất, nhưng vẫn thiếu một giải pháp, mang tính chiến lược. Đó là chiến lược phát triển đội ngũ, nhân sự thế nào, để không phải gặp các vấn đề như là thiếu nhân lực gắn bó, bỏ đi thành đối thủ của mình. Không thể xây dựng được đội ngũ, hoặc phát huy được năng suất và sức mạnh tập thể. ..

 

(Mọi sao chép, đều phải có sự đồng ý của tác giả).

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *